Pin được làm từ xi măng và muội than 

Pin được làm từ xi măng và muội than

Admin 9:20 19/8/2023

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đã phát triển một hệ thống lưu trữ năng lượng chi phí thấp, có thể được tích hợp vào các con đường và nền móng tòa nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một siêu tụ điện- thiết bị hoạt động giống như pin sạc nhưng thành phần làm ra pin này là xi măng, nước và muội than, một loại bột mịn màu đen chủ yếu được tạo thành từ cac-bon nguyên chất.

Bước đột phá này có thể mở đường cho việc tích trữ năng lượng vào bê tông, tạo ra tiềm năng cho các con đường và tòa nhà để sạc các thiết bị điện.

Theo các nhà nghiên cứu, không giống như pin dựa vào các vật liệu có nguồn cung hạn chế như lithium, công nghệ này có thể được sản xuất với giá rẻ bằng cách sử dụng các vật liệu sẵn có.

Họ mô tả xi măng và muội than là "hai trong số những vật liệu phổ biến nhất của nhân loại".

Giáo sư Admir Masic của MIT cho biết Xi măng, muội than là những vật liệu được sử dụng nhiều  nhất trên thế giới. Nhu cầu về pin lưu trữ năng lượng đang ngày càng lớn, nên việc sử dụng các nguyên liệu phổ biến này giúp chúng ta có thêm cơ hội “tích trữ” năng lượng

Nhóm nghiên cứu bao gồm Masic và các giáo sư MIT Franz-Josef Ulm, Yang-Shao Horn, với các nhà nghiên cứu Nicolas Chanut, Damian Stefaniuk và Yunguang Zhu tại MIT, James Weaver tại Viện Wyss của Harvard.

Nhu cầu rất lớn về lưu trữ năng lượng

Tất cả tin rằng công nghệ này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng tái tạo.

Năng lượng mặt trời, gió và thủy triều đều được sản xuất vào những thời điểm khác nhau, thường không tương ứng với nhu cầu điện cao điểm. Lưu trữ năng lượng quy mô lớn là cần thiết để tận dụng các nguồn này, nhưng đồng thời phải duy trì giá không quá đắt.

Các nhà nghiên cứu của MIT đã tạo ra một bộ siêu tụ điện có kích thước bằng nút bấm

Ulm đánh giá: “Có một nhu cầu rất lớn về lưu trữ năng lượng lớn. Đó là nơi công nghệ của chúng tôi cực kỳ hứa hẹn vì nguyên liệu xi măng xuất hiện khắp nơi”.

Nhóm đã chứng minh ý tưởng này hoạt động bằng cách tạo ra một bộ siêu tụ điện có kích thước bằng nút bấm, tương đương với pin một vôn, được sử dụng để cấp nguồn cho đèn LED.

Hiện họ đang phát triển một phiên bản 45 mét khối để cho thấy công nghệ có thể được nhân rộng.

Các tính toán cho thấy một siêu tụ điện có kích thước này có thể lưu trữ khoảng 10 kilowatt giờ năng lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của một hộ gia đình điển hình.

Điều này có nghĩa là một siêu tụ điện có khả năng được tích hợp vào nền bê tông của một ngôi nhà mà không tốn thêm chi phí.

Ulm cho biết: “Bạn có thể đi từ các điện cực dày một milimet đến các điện cực dày một mét, và bằng cách đó, bạn có thể mở rộng khả năng lưu trữ năng lượng từ việc thắp sáng một đèn LED trong vài giây để cung cấp năng lượng cho cả ngôi nhà”.

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng việc nhúng công nghệ này vào một con đường bê tông có thể giúp sạc ôtô điện khi chúng đang di chuyển ngang qua nó,công nghệ tương tự như  được sử dụng trong bộ sạc điện thoại không dây.

Các phiên bản chạy bằng pin của hệ thống này đã được thử nghiệm trên khắp châu Âu.

Sức mạnh từ muội than

Siêu tụ điện hoạt động bằng cách lưu trữ năng lượng điện giữa hai tấm dẫn điện. Chúng có thể cung cấp điện tích nhanh hơn nhiều so với pin nhưng hầu hết không cung cấp nhiều năng lượng lưu trữ.

Lượng năng lượng mà chúng có thể lưu trữ phụ thuộc vào tổng diện tích bề mặt của hai tấm, được ngăn cách bởi một lớp cách nhiệt mỏng.

Phiên bản được phát triển ở đây có diện tích bề mặt bên trong cực cao, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của nó. Điều này là do thành phần hóa học của vật liệu được hình thành khi muội than được đưa vào hỗn hợp bê tông và để khô.

Masic cho biết: “Điều này thật hấp dẫn. Muội than đang tự lắp ráp thành một dây dẫn được kết nối”.

Theo Masic, lượng muội than cần thiết là rất nhỏ, chỉ khoảng 3%.

Càng được thêm vào, dung lượng lưu trữ của siêu tụ điện càng lớn. Nhưng điều này cũng làm giảm cường độ kết cấu của bê tông, đây có thể là một vấn đề trong các ứng dụng chịu lực.

Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng vật liệu composite cũng có thể được sử dụng trong một hệ thống sưởi ấm. Chi tiết đầy đủ về những phát hiện của họ sẽ được công bố trong ấn bản sắp tới của tạp chí khoa học PNAS.

Những nỗ lực khác trong việc tạo ra các hệ thống lưu trữ năng lượng quy mô lớn, chi phí thấp bao gồm "pin cát" của Polar Night Energy, hiện đang phục vụ khoảng 10.000 người ở thị trấn Kankaanpää của Phần Lan.

Phương Linh

Bình luận

Tin mới cập nhật

Sớm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong đầu tư điện mặt trời mái nhà

Năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất mà...

Kim cương hồng quí hiếm được hình thành từ sự tan rã của siêu lục địa?

Kim cương hồng cực kỳ hiếm và được thèm muốn - một mỏ hiện đã đóng cửa ở Úc là nguồn cung...

Học võ còn là để tha thứ, yêu thương

Chúng tôi gặp đại võ sư Long Phi Thanh khi ông vừa trở về sau khóa huấn luyện nâng cao đai đẳng...

Người trẻ ở đâu trong kỷ nguyên số

Những năm gần đây, chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ với những phát minh vượt...

Liên kết mở để khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ mới

Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023 với chủ đề “Liên kết mở để khởi nghiệp sáng tạo” đã diễn ra...

VinES và SolarBK hợp tác sử dụng điện mặt trời mái nhà kèm pin lưu trữ

Theo thỏa thuận hợp tác, SolarBK sẽ là đơn vị phân phối chính thức cho sản phẩm pin lưu trữ của VinES,...

Xe máy điệnTOM có thể gập gọn như dao Thụy Sĩ

Xe máy điện TOM của công ty khởi nghiệp To-Move (nước Ý) có thể trở nên nhỏ gọn trong vòng chưa đầy...

Ra mắt phương tiện kết nối tầm nhìn H1 st Vision theo dõi và cảnh bảo sức khỏe tài xế

Software République, hệ sinh thái đổi mới mở do Atos, Dassault Systèmes, Orange, Renault Group, STMicroelectronics và Thales tạo ra đã giới...

Tin cùng chuyên mục

Tin hay trên Songmoi.vn

Có thể bạn quan tâm