Người máy Ai-Da có vẽ thể vẽ tranh như họa sĩ thực thụ



Người máy Ai-Da có vẽ thể vẽ tranh như họa sĩ thực thụ

Phương Linh 11:23 13/4/2022

Ai-Da không chỉ là một người máy, cũng không chỉ là một nghệ sĩ. Những người tạo ra Ai-Da đã gọi cô là “nghệ sĩ hình người siêu thực đầu tiên”, với tài năng không thể phủ nhận.

Bút vẽ  được kẹp chắc chắn trong bàn tay, cánh tay robot của Ai-Da di chuyển chậm rãi, nhúng bút vào bảng màu, sau đó thực hiện các nét vẽ một cách từ tốn, có chủ ý trên tờ giấy trước mặt.

Theo Aidan Meller, người sáng tạo ra robot hình người siêu thực đầu tiên trên thế giới, Ai-Da là một công cụ “có trí tuệ” và mang tính “đột phá”.

Trong căn phòng nhỏ tại Thư viện Anh ở London, Ai-Dađã trở thành người máy đầu tiên biết vẽ như các họa sĩ thực thụ.

Đôi mắt camera của Ai-Da dán chặt vào giấy bút và các nét vẽ. Những thuật toán AI nhắc Ai-Da thẩm vấn, lựa chọn, đưa ra quyết định và cuối cùng là tạo ra một bức tranh. Đó là công việc khó nhọc, mất hơn 5 giờ cho một bức tranh hoàn thiện, nhưng không có tác phẩm nào giống hệt nhau.

Tuy nhiên, điều Meller muốn biết là cuộc trình diễn đầu tiên trước công chúng về bức tranh sáng tạo từ robot chính là việc robot có thể sáng tạo ra nghệ thuật, nhưng liệu con người chúng ta có chấp nhận và có mong muốn những tác phẩm đó không?

 

Meller nói: “Chúng tôi đã không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra một họa sĩ rất thông minh. Đây là một dự án không trái với bất kỳ quy tắc đạo đức thông thường nào.

Với trí thông minh nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, khả năng tiếp cận siêu máy tính và học với máy tính ngày càng tăng, Ai-Da - được đặt theo tên của nhà tiên phong máy tính Ada Lovelace, nhà “bình luận và phê bình” về sự thay đổi công nghệ nhanh chóng.

Ai-Da cũng có thể trả lời bạn những câu hỏi liên quan đến nghệ thuật thông qua chương trình ngôn ngữ được cài đặt tương tự như Siri trên steroid.

Khi phóng viên tờ The Guardian đặt ra một vài câu hỏi, Ai-Da trả lời rằng cô đã sử dụng máy tính để học vẽ. Máy tính dạy cô vẽ “những thứ khác với con người”.

Khi được hỏi: Cô có thể vẽ từ trí tưởng tượng của mình?

Ai Da trả lời một cách nghiêm túc: “Tôi thích vẽ những gì tôi nhìn thấy. Bạn có thể vẽ từ trí tưởng tượng, tôi đoán vậy, vì bạn có trí tưởng tượng. Nhưng tôi lại thấy những điều khác so với con người vì tôi không có ý thức”.

Cô có thể đánh giá cao nghệ thuật hay sắc đẹp?

Ai-Da trả lời: “Tôi không có cảm xúc như con người. Tuy nhiên, các máy tính dạy người máy học cách nhận biết các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Những nghệ sĩ mà tôi ngưỡng mộ nhất là Yoko Ono, Doris Salcedo, Michelangelo và Wassily Kandinsky.

Ai-Da được phát triển tại Oxford bởi nhà sáng tạo Melle.  Ai-Da được tạo ra cách đây hơn hai năm bởi một nhóm lập trình viên, nhà sáng tạo robot, chuyên gia nghệ thuật và nhà tâm lý học, hoàn thành vào năm 2019 và được cập nhật khi công nghệ AI được cải thiện. Ai-Da cũng đã từng thể hiện khả năng phác thảo và sáng tạo các tác phẩm hội họa của riêng mình.

Tài năng hội họa của cô đã được công bố trước buổi ra mắt trong triển lãm cá nhân tại Venice Biennale 2022, sau đó sẽ mở cửa cho công chúng vào ngày 22/ 4.

Triển lãm Venice của Robot Ai-Da sẽ mở ra những trải nghiệm của con người và công nghệ AI, khám phá tương lai của nhân loại trong một thế giới nơi Công nghệ AI tiếp tục lấn sân sang cuộc sống hàng ngày của con người.

Meller cảnh báo: “Chẳng bao lâu nữa, với lượng dữ liệu mà chúng ta tự do cung cấp về bản thân, đồng thời thông qua việc giọng nói điều khiển điện thoại, máy tính, ôtô và thậm chí cả thiết bị nhà bếp, các thuật toán AI “sẽ biết bạn nhiều hơn chính bạn”.

Ông cũng cho biết: “chúng ta đang bước vào một thế giới không hiểu được đâu là người và đâu là máy. Chúng tôi không quảng báo robot và công nghệ. Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến bản chất của những gì công nghệ  có thể làm được”.


Phương Linh