Việc Google “rớt” khỏi danh sách cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi năm ngoái hãng đã đứng ở vị trí áp chót. Hơn nữa, những
bê bối về quyền riêng tư tại Mỹ và nhiều nước châu Âu đã góp phần cản bước cải thiện vị trí của hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, sự vắng mặt của Apple lại khiến không ít người sửng sốt khi hãng táo khuyết từng đứng ở vị trí 14 trong cuộc khảo sát năm 2011, thậm chí leo lên hạng 8 vào năm 2009.
Apple Insider cho rằng danh tiếng của các hãng bị sụt giảm từ khi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ công khai một báo cáo cho thấy Apple và Google
chưa nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng các ứng dụng, đặc biệt là trong các
ứng dụng dành cho trẻ em.
Bên cạnh đó, Google và Apple còn gặp phải rất nhiều chỉ trích cho rằng hai hãng đã cố tình theo dõi và nắm giữ thông tin khách hàng rồi kiếm lời bằng cách bán chúng cho các hãng tiếp thị.
Tháng 3/2012, công ty Google có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bắt đầu áp dụng chính sách bảo mật mới, cho phép hãng có thể theo dõi người dùng trên tất cả các trang họ truy cập, thậm chí trên Youtube hay mạng lưới Google+ nhưng ngay lập tức bị phản đối. Nhiều khách hàng đã bày tỏ sự lo lắng vì không biết thông tin cá nhân của mình sẽ được dùng cho mục đích gì.
Cũng trong năm 2012, “người khổng lồ” trong lĩnh vực tìm kiếm đã phải chịu mức phạt lên tới 22,5 triệu USD vì tìm kiếm thông tin người dùng thông qua các cookies trên Safari nhằm mục đích quảng cáo. Giới chuyên môn cho rằng án phạt có thể làm suy giảm đáng kể uy tín của hãng đối với người dùng.
Kể từ sau sự cố ứng dụng Path tự ý đăng tải địa chỉ người dùng khi chưa được sự cho phép, Apple đã áp dụng nhiều chính sách để bảo vệ quyền riêng tư. Tháng 6/2012, hãng còn cho ra mắt công cụ cho phép các nhà phát triển thu thập dữ liệu và hướng quảng cáo đến từng đối tượng cụ thể nhưng không được quyền làm lộ thông tin khách hàng. Tuy nhiên, với sự đảm bảo còn mơ hồ, những chính sách ấy vẫn chưa thể vực dậy lòng tin đã phần nào suy sụp.
Alice