Tính cấp thiết trong phát triển năng lượng xanh cho doanh nghiệp 

Tính cấp thiết trong phát triển năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Admin 23:3 17/5/2023

Đó là nội dung quan trọng được các chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước tham gia thảo luận tại buổi Toạ đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp - tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội vào chiều ngày 17/5/2023. Bởi khi hành lang pháp lý và các hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng, doanh nghiệp khó có thể chủ động đầu tư phát triển nguồn năng lượng xanh như mong muốn và đúng với tiềm năng vốn có.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, các chuyên gia, diễn giả và khách mời đã tập trung thảo luận về bài toán kinh tế, giải pháp đầu tư khi doanh nghiệp sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều ý kiến tham luận cho rằng: Doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích kinh tế, giảm kinh phí sản xuất, có chứng chỉ xanh để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu khi sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Tuy nhiên, để được hưởng các lợi ích này, doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Bởi hiện tại, thị trường điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn mới vẫn chưa có chính sách gối đầu thay cơ chế ưu đãi (giá FIT) đã hết hạn. Dù hơn hai năm đã trôi qua, nhưng vẫn chưa có chính sách cụ thể cho nhà đầu tư triển khai điện mặt trời mái nhà. Trong khi đó, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cần sử dụng năng lượng sạch nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập trong kỷ nguyên không phát thải. Đặc biệt, doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đang nỗ lực “xanh hóa” để có đơn hàng vào các thị trường lớn.

Trước yêu cầu cấp thiết của mục tiêu giảm phát thải với các ngành sản xuất, các điều kiện của hội nhập, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ các kế hoạch chuyển dịch năng lượng cũng như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Mục tiêu đó có nêu rõ trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (còn được gọi là Quy hoạch điện 8) vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/5.

Theo đó, mục tiêu phát triển điện lực quốc gia là ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà, điện tự sản tự tiêu. Đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện loại hình này ước tính khoảng 10.355MW, sản xuất khoảng 15,5 tỷ kWh (chiếm 2,7% tổng điện năng sản xuất). Trong đó, cần bổ sung những điểm mới về tư duy, tiến bộ khoa học - công nghệ để giải quyết các thách thức đặt ra trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng “0”, chuyển sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trong khi đó, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý và các hướng dẫn rõ ràng về quy định lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho nhu cầu tự dùng. Do đó, những quy định liên quan về đấu nối với lưới điện hiện hữu (kể cả của EVN và bên thứ 3 đầu tư hạ tầng lưới điện ở các khu công nghiệp), phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng… cho mô hình này chưa rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất chưa dám đầu tư lắp đặt. Bên cạnh đó, việc lắp điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc bởi tiêu chí cụ thể với doanh nghiệp tự lắp đặt phục vụ cho mục tiêu kinh doanh - sản xuất.

Vì thế, trong bối cảnh thực hiện chiến lược cắt giảm phát thải các-bon, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch năng lượng, Việt Nam cần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện tự sản tự tiêu). Việc hoàn thiện pháp lý sẽ góp phần thu hút đầu tư, khuyến khích các ngành sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo thay dần năng lượng hóa thạch. Đồng thời, cần gói giải pháp tổng thể từ phía chính quyền, doanh nghiệp cũng như hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Để hiện thực hoá mục tiêu này, doanh nghiệp mong muốn có cơ chế, chính sách rõ ràng về việc phát triển điện mặt trời mái nhà, đồng thời các cơ quan ban, ngành cần có hướng dẫn cụ thể, về quy định lắp đặt điện mặt trời mái nhà với mô hình thương mại, doanh nghiệp đầu tư, tự sử dụng. Cũng tại tọa đàm, các hiệp hội đề xuất Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cần phổ biến hướng dẫn cụ thể về biện pháp phòng cháy theo quy định hiện hành mới nhất. Để từ đó, doanh nghiệp sản xuất có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà được thuận tiện, nhanh chóng.

HV

Bình luận

Tin mới cập nhật

Sớm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong đầu tư điện mặt trời mái nhà

Năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất mà...

Kim cương hồng quí hiếm được hình thành từ sự tan rã của siêu lục địa?

Kim cương hồng cực kỳ hiếm và được thèm muốn - một mỏ hiện đã đóng cửa ở Úc là nguồn cung...

Học võ còn là để tha thứ, yêu thương

Chúng tôi gặp đại võ sư Long Phi Thanh khi ông vừa trở về sau khóa huấn luyện nâng cao đai đẳng...

Người trẻ ở đâu trong kỷ nguyên số

Những năm gần đây, chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ với những phát minh vượt...

Liên kết mở để khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ mới

Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023 với chủ đề “Liên kết mở để khởi nghiệp sáng tạo” đã diễn ra...

VinES và SolarBK hợp tác sử dụng điện mặt trời mái nhà kèm pin lưu trữ

Theo thỏa thuận hợp tác, SolarBK sẽ là đơn vị phân phối chính thức cho sản phẩm pin lưu trữ của VinES,...

Xe máy điệnTOM có thể gập gọn như dao Thụy Sĩ

Xe máy điện TOM của công ty khởi nghiệp To-Move (nước Ý) có thể trở nên nhỏ gọn trong vòng chưa đầy...

Ra mắt phương tiện kết nối tầm nhìn H1 st Vision theo dõi và cảnh bảo sức khỏe tài xế

Software République, hệ sinh thái đổi mới mở do Atos, Dassault Systèmes, Orange, Renault Group, STMicroelectronics và Thales tạo ra đã giới...

Tin cùng chuyên mục

Tin hay trên Songmoi.vn

Có thể bạn quan tâm